Ngày nay, việc sử dụng vi sinh trong nuôi tôm ngày càng phổ biến, nhằm cải thiện chất lượng nước, hỗ trợ hệ tiêu hoá của tôm và hạn chế được việc sử dụng kháng sinh. Ứng dụng của vi sinh giúp cho tôm phát triển khoẻ mạnh, nâng cao năng suất, giảm thiểu ô nhiễm, đảm bảo tính bền vững cho nuôi trồng thuỷ sản.
Vi sinh là gì?
- Vi sinh (vi sinh vật) là các sinh vật có kích thước rất nhỏ, tồn tại ở dạng đơn bào hoặc đa bào, không thể quan sát bằng mắt thường mà cần sử dụng kính hiển vi. Chúng bao gồm vi khuẩn, nấm, virus, tảo, và các nguyên sinh động vật, hiện diện ở khắp nơi trong môi trường tự nhiên và trong cơ thể sinh vật, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng hệ sinh thái ao nuôi.
- Men vi sinh còn gọi là chế phẩm sinh học (Probiotic), chứa vi sinh vật có lợi như vi khuẩn hoặc nấm men, giúp hỗ trợ quá trình sinh học, cải thiện hệ vi sinh và cân bằng vi khuẩn trong cơ thể và môi trường.
- Trong nuôi trồng thủy sản, men vi sinh giúp phân hủy chất thải hữu cơ, kiểm soát dịch bệnh và cải thiện môi trường nước, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và sức khỏe của tôm
Vai trò của vi sinh trong nuôi tôm
Đối với môi trường nước
- Sử dụng men vi sinh trong ao nuôi tôm giúp ổn định chất lượng nước, duy trì pH, màu nước, và kích thích vi khuẩn có lợi để ức chế vi khuẩn có hại, đồng thời hỗ trợ tảo có lợi phát triển.
- Men vi sinh giúp tăng quá trình phân hủy chất hữu cơ và làm sạch đáy ao, giảm khí độc như NH3, NO2, H2S, và một số vi sinh có khả năng giảm độ phèn.
- Men vi sinh còn loại trừ mầm bệnh, hạn chế lây nhiễm và giảm nguy cơ bệnh và bùng phát dịch, nâng cao sức khỏe tôm và tối ưu hóa năng suất, đồng thời giảm tác động môi trường từ nước thải.
Đối với sức khoẻ của tôm
- Men vi sinh cho tôm giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại và ký sinh trùng đến hệ tiêu hoá của tôm.
- Ổn định pH trong đường ruột, tạo môi trường không thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh không phát triển được.
- Hỗ trợ cải thiện quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa các bệnh về đường ruột như phân trắng, phân lỏng đứt khúc, hạn chế gây bệnh về gan tuỵ.
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường khả năng miễn dịch và bảo vệ tôm khỏi bệnh tật.
- Men vi sinh cũng kích thích phát triển vi sinh vật có lợi trong ao, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, giảm sự phụ thuộc vào thức ăn công nghiệp và cải thiện hệ số chuyển đổi thức ăn.
Có những loại vi sinh nào?
Men vi sinh dựa theo hình thức được phân loại thành dạng nước, dạng bột ( hoặc viên nén)
Men vi sinh cho tôm được phân loại theo công dụng và chủng loại vi sinh vật. Có ba nhóm chính:
- Nhóm vi sinh vật sống như vi khuẩn: Bao gồm các chủng Bacillus, Lactobacillus, Saccharomyces, được trộn vào thức ăn cho tôm. Chúng giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường chuyển hóa và hấp thu thức ăn, đồng thời tiết ra kháng sinh và enzyme để tiêu diệt vi khuẩn có hại, nâng cao sức đề kháng của tôm.
- Nhóm vi sinh vật đối kháng: Các vi sinh vật như Bacillus licheniformis, Bacillus sp. giúp làm sạch nền đáy ao và cạnh tranh với vi khuẩn, tảo có hại, từ đó ổn định chất lượng nước và đáy ao.
- Nhóm vi sinh vật cải thiện môi trường ao nuôi: Các chủng như Nitrosomonas, Nitrobacter, Bacillus, Rhodobacter sp., Rhodospirillum,… giúp xử lý nước ao, tăng oxy, ổn định pH, khử phèn, và diệt tảo độc, cải thiện chất lượng môi trường nuôi tôm.
Kết hợp vi sinh với các biện pháp khác
Để tăng hiệu quả cho vi sinh trong nuôi tôm, việc kết hợp các biện pháp khác là rất cần thiết. Các biện pháp kết hợp này sẽ giúp tối ưu hóa tác dụng của vi sinh vật, cải thiện chất lượng môi trường nuôi và nâng cao sức khỏe của tôm.
- Quản lý kiểm tra chất lượng nước: Duy trì pH ổn định, độ kiềm và oxy hòa tan phù hợp cho vi sinh vật hoạt động hiệu quả, đồng thời duy trì chất lượng nước tốt cho tôm. Làm sạch đáy ao để loại bỏ chất bẩn, thức ăn thừa và các chất hữu cơ phân hủy và tạo điều kiện để vi sinh vật có lợi phát triển, cạnh tranh với mầm bệnh.
- Chế độ cho ăn hợp lý: Cung cấp đủ lượng thức ăn, tránh dư thừa để giảm chất hữu cơ và hỗ trợ vi sinh vật.
- Sử dụng kết hợp nhiều loại vi sinh vật: Để kết hợp kiểm soát mầm bệnh nâng cao hiệu quả phân hủy chất hữu cơ, cung cấp dinh dưỡng cho tôm. Và cần kết hợp với các biện pháp quản lý mầm bệnh khác, như theo dõi tình trạng tôm, thay nước định kỳ, khử trùng ao nuôi.
Kết hợp với các công nghệ nuôi tôm như sử dụng hệ thống tuần hoàn hoặc nuôi hữu cơ kết hợp vi sinh vật giúp giảm sử dụng hóa chất, kháng sinh, đồng thời tối ưu hóa các tác dụng của vi sinh vật trong việc cải thiện chất lượng nước và sức khỏe tôm.
Xem thêm bài viết Vi Sinh tại đây:
- Vai Trò Của Men Vi Sinh Đường Ruột Cho Tôm
-
Men vi sinh – Giải pháp hiệu quả cho môi trường nước ao nuôi Tôm
Kết luận:
Việc sử dụng vi sinh trong nuôi tôm không chỉ giúp cải thiện môi trường nước và hệ tiêu hóa của tôm, mà còn góp phần nâng cao sức khỏe và năng suất nuôi trồng. Vi sinh vật có lợi giúp ổn định chất lượng nước, giảm mầm bệnh và tối ưu hóa quá trình tiêu hóa, từ đó hạn chế sử dụng kháng sinh và hóa chất. Khi kết hợp với các biện pháp quản lý hợp lý, ứng dụng vi sinh đảm bảo tính bền vững và hiệu quả cho ngành nuôi trồng thủy sản, đồng thời bảo vệ môi trường tự nhiên.
Trên đây là những thông tin về vi sinh và ứng dụng của vi sinh trong nuôi trồng thuỷ sản, quý khách có thể tham khảo hiểu rõ hơn về vi sinh.
Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH SHRIMPHARMAQUA
- Địa chỉ: 79/22 Lê Thị Riêng, Thới An, Quận 12, TP.HCM
- Hotline: 0828.39.3456 – 085.990.3456 – 082.275.3456
- Website: nghenong.vn hoặc shrimpharmaqua.com