Môi trường nước đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi tôm thành công, bởi khi nước ao ô nhiễm và chứa nhiều chất hữu cơ sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tôm. Để có môi trường an toàn và hiệu quả cho nuôi tôm phát triển, việc diệt khuẩn, sát trùng nước trước và sau khi thả tôm là không thể thiếu. Hãy cùng Shrimpharmaqua tìm hiểu Những điều cần biết khi sử dụng diệt khuẩn trong nuôi tôm.
Tầm Quan Trọng Của Diệt Khuẩn Nước Ao Tôm
Sử dụng diệt khuẩn trong ao nuôi là bước quan trọng nhằm tạo môi trường nước sạch và ổn định, từ đó giúp tôm phát triển khỏe mạnh, giảm thiểu rủi ro bệnh tật và tối ưu năng suất vụ nuôi.
- Diệt khuẩn giúp loại bỏ vi khuẩn, tạp chất và virus còn sót lại từ các vụ nuôi trước, đồng thời khử trùng nguồn nước cấp vào ao, ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài.
- Hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hại, giảm nguy cơ dịch bệnh, giảm thiểu sự phụ thuộc vào kháng sinh. Tạo môi trường lý tưởng cho tôm phát triển, hỗ trợ tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng, tăng khả năng miễn dịch và giảm tỷ lệ tử vong.
- Kiểm soát tảo độc, hạn chế cạnh tranh oxy và chất dinh dưỡng với tôm, giảm độc tố gây hại cho hệ sinh thái ao nuôi. Việc duy trì môi trường nước sạch còn tiết kiệm chi phí thức ăn nhờ tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên, giúp tôm hấp thụ tốt hơn ngay từ giai đoạn đầu.
Một Số Loại Diệt Khuẩn Hiện Nay
BKC (Benzalkonium Chloride)
- Được sử dụng rộng rãi trong trại giống, ao nuôi nhằm khử trùng ấu trùng, bể, ao và các vật dụng khác.
- Hạn chế BKC trong sử dụng: Gây khó chịu cho người nuôi: mùi nồng, độc hại, không nên tiếp xúc trực tiếp. Đặc biệt khi sử dụng BKC quá liều dễ gây sốc tôm và tồn dư giảm giá trị tôm nuôi .
- BKC được sử dụng tốt nhất vào buổi trưa và nắng gắt. Đeo bảo hộ lao động khi diệt khuẩn bằng BKC. Giai đoạn tôm dưới 10 ngày nếu đánh diệt khuẩn định kỳ chỉ nên dùng các chất diệt khuẩn an toàn hạn chế dùng BKC vì giai đoạn này tôm mẫn cảm với chất diệt khuẩn mạnh.
Iodine
- Tan hoàn toàn trong nước, do đó, hợp chất này được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản với hiệu quả cao, lâu dài, an toàn cho người sử dụng và cả tôm cá, cũng ít khi gây biến động đến môi trường nuôi.
- Khi được đưa vào môi trường, Iodine tự do được phóng thích dần dần khỏi hợp chất PVP-Iodine, các iodine này sẽ thẩm thấu qua vách và màng tế bào vi sinh vật, sau đó sẽ phá hủy và tiêu diệt chúng. Việc phóng thích từ từ của Iodine làm cho tính sát trùng cao hơn.
- Tuy nhiên, Iodine có khả năng diệt phiêu sinh vật, nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm nên cần chú ý liều lượng khi sử dụng và sử dụng thường xuyên có thể gây chậm lớn, giảm năng suất.
Chloride
- Khi tiếp xúc với vi sinh vật Chloride sẽ tác động vào hệ enzyme xúc tác các quá trình trao đổi chất của vi khuẩn, làm vi khuẩn không thể hoạt động và chết. Trong thủy sản, Chloride thường được sử dụng để xử lý nước cấp, tẩy trùng ao, trang thiết bị, dụng cụ nuôi. Ngoài ra cũng diệt được vi khuẩn, tảo, các phiêu sinh động vật và ký sinh trùng, oxy hóa, dọn sạch các vật chất hữu cơ trong ao và các mầm bệnh ngoại lai xâm nhập.
- Nhưng Chloride bị giảm tác dụng khi độ pH cao, đặc biệt là khi pH trên 8.
- Khi sử dụng Chlorine không được sử dụng các hóa chất diệt khuẩn khác như: BKC, formaline…
- Phổ diệt khuẩn của chloride rất rộng, do đó, các vi khuẩn có lợi trong ao cũng sẽ bị tiêu diệt, gây mất màu nước và rất khó để gây màu nước, bị giảm tác dụng khi sử dụng sau khi bón vôi.
TCCA
Thành phần cấu tạo của TCCA cũng chứa Chloride (hàm lượng 50 – 90% Chloride), nên tác động của TCCA cũng giống như Chloride đối với vi khuẩn là làm vô hiệu hóa enzyme xúc tác quá trình trao đổi chất của vi sinh vật. Dùng Thiosulfat sodium để trung hòa dư lượng trước khi thả nuôi. Phải có bảo hộ lao động để không ảnh hưởng đến sức khỏe con người do khí Clo.
Thuốc tím (KMnO4)
- Thuốc tím cũng có khả năng làm giảm lượng chất hữu cơ trong ao nhưng không nhiều do đó cũng phần nào giảm lượng tiêu thụ oxy trong nước do các quá trình phân hủy sinh học. Ngoài ra thuốc tím cũng được dùng để loại bỏ một số chất vô cơ trong nước như H2S, sắt và một số mùi hôi có nguồn gốc hữu cơ trong ao. Một số bệnh trên cá cũng thường chữa trị bằng thuốc tím nhất là đối với ngoại ký sinh trùng bám.
- Thường sử dụng xử lý nước đầu vụ nuôi. Khi sử dụng thuốc tím trong ao nuôi sẽ diệt tảo và gây thiếu oxy trong ao, do đó cần tăng cường chạy quạt, liều diệt khuẩn phải dựa vào mức độ chất hữu cơ trong nước
- Đặc biệt thuốc tím cũng là loại chất khó bảo quản và rất dễ cháy nổ, vì vậy cần cẩn thận trong khâu bảo quản thuốc tím.
Hydrogen peroxide (H2O2)
- Ngoài khả năng diệt khuẩn, oxy già còn cung cấp oxy trong ao bên cạnh đó còn giúp tăng độ kiềm trong ao, vì vậy oxy già chỉ dùng trong nước có độ cứng và độ kiềm thấp.
- Liều lượng thường được sử dụng diệt tảo từ 0,1 đến 0,5 mg/l, tùy thuộc nhiệt độ nước và mật độ tảo trong ao mà chọn nồng độ thích hợp.
AQUAKON
- Với thành phần chính là Potassium Monopersulfate, công dụng chính là sát trùng nước và xử lý nước trong ao nuôi tôm cá, ức chế các vi sinh vật gây bệnh, tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus, nấm, khử trùng dụng cụ ao nuôi…cải thiện nước trong ao nuôi, giảm lượng khí độc trong ao…ưu điểm mà AQUAKON mang lại là hoàn toàn an toàn với vật nuôi.
- Ngoài ra, AQUAKON còn sử dụng được trong chăn nuôi, sát trùng hệ thống ống nước, sát trùng trang thiết bị,… sát trùng trước khi đưa vật nuôi vào.
Xem thêm: AQUAKON – Sản phẩm diệt khuẩn hiệu quả với Potassium Monopersulfate
Lưu ý khi sử dụng diệt khuẩn trong nuôi tôm
Giai đoạn sử dụng:
Diệt khuẩn khi cải tạo ao nuôi tôm: sau mỗi vụ nuôi người nuôi nên cải tạo lại ao và xử lý nước cấp vào ao. Thường sử dụng diệt khuẩn, sát trùng để tiêu diệt vi khuẩn, mầm bệnh,…tạo điều kiện thuận lợi trước khi thả giống.
Diệt khuẩn khi nuôi tôm:
- Tôm nhỏ (0-45 ngày): Hạn chế sử dụng thuốc diệt khuẩn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe tôm và thức ăn tự nhiên. Chỉ dùng khi cần thiết và ưu tiên vi sinh để duy trì màu nước.
- Tôm trưởng thành (45 ngày đến thu hoạch): Tôm có khả năng chống chịu tốt hơn với thuốc diệt khuẩn, nhưng vẫn cần thận trọng. Tránh sử dụng thuốc có thể diệt tảo, vi sinh vật có lợi. Sử dụng men vi sinh để ổn định môi trường nước.
Lưu ý:
- Sử dụng thuốc sát trùng: Tránh dùng thuốc mạnh như Chlorine vào tháng cuối vì dư lượng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tôm.
- Sau khi sử dụng diệt khuẩn, nên bổ sung men vi sinh để cung cấp và tăng mật độ vi sinh có lợi, tạo màu nước và duy trì môi trường ao nuôi sau khi diệt khuẩn.
- Chú ý khi diệt khuẩn: Đọc kỹ hướng dẫn và liều lượng thuốc, tránh làm tôm bị sốc hoặc thiếu thức ăn tự nhiên.
Sử dụng diệt khuẩn trong ao nuôi tôm đóng vai trò then chốt trong việc duy trì một môi trường nước sạch và an toàn, giúp tôm phát triển khỏe mạnh và giảm thiểu rủi ro bệnh tật. Tuy nhiên, việc sử dụng hóa chất diệt khuẩn cần phải cẩn trọng và đúng cách, vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tôm và môi trường. Để đạt hiệu quả tối ưu, người nuôi nên kết hợp sử dụng chế phẩm vi sinh, theo dõi sát sao điều kiện nước và lựa chọn đúng thời điểm, liều lượng khi sử dụng thuốc diệt khuẩn. Việc này không chỉ giúp tôm phát triển tốt mà còn nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng của tôm, hạn chế ảnh hưởng môi trường.
Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH SHRIMPHARMAQUA
- Địa chỉ: 79/22 Lê Thị Riêng, Thới An, Quận 12, TP.HCM
- Hotline: 0828.39.3456 – 085.990.3456 – 082.275.3456
- Website: nghenong.vn hoặc shrimpharmaqua.com