Bệnh EMS ở Tôm – Những Điều Cần Biết và Biện Pháp Phòng Ngừa Bệnh Chết Sớm

Bệnh EMS ở Tôm - Những Điều Cần Biết và Biện Pháp Phòng Ngừa Bệnh Chết Sớm

Sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản đòi hỏi giải pháp hiệu quả để đảm bảo tăng trưởng bền vững, việc dự đoán, phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Một trong những thách thức lớn nhất đối với ngành nuôi tôm là hội chứng tôm chết sớm (EMS), hay còn gọi là hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS). Xuất hiện tại Trung Quốc năm 2009,  EMS nhanh chóng lan rộng khắp Đông Nam Á, gây tổn thất nặng nề với tỷ lệ chết cao, khiến sản lượng và doanh thu xuất khẩu tôm sụt giảm đáng kể.

Trong bài viết dưới đây, Shrimpharmaqua sẽ tổng hợp thông tin tổng quan về Bệnh EMS ở Tôm – Những Điều Cần Biết và Biện Pháp Phòng Ngừa Bệnh Chết Sớm.

Tổng quan về EMS/AHPNS

Hội chứng tôm chết sớm (Early Mortality Syndrome – EMS) còn gọi là Hội chứng/ Bệnh hoại tử gan tuỵ cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome) or (Disease AHPNS hoặc AHPND).

Điều trị bệnh EMS

Tác nhân gây bệnh được xác định là do nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (VpAHPND).

VpAHPND ban đầu đi vào dạ dày và sản sinh ra độc tố PirABvp trước, sau đó vào đến gan tụy nó lại sản sinh độc tố PirBvp gây bong tróc các tế bào biểu mô gan tụy, giai đoạn sau đó xuất hiện cả 2 loại độc tố này trong dạ dày cũng như ở gan tụy tôm.

Bệnh EMS ảnh hưởng chủ yếu đến gan tụy của tôm, thường có hiện tượng teo gan trống ruột, dẫn đến hoại tử và suy yếu hệ thống miễn dịch của tôm. Khi mắc bệnh, tôm có thể chết nhanh chóng, thậm chí chỉ sau 12 giờ từ khi tiếp xúc với mầm bệnh. Tôm bệnh trở thành nguồn lây nhiễm cho các con tôm khỏe mạnh qua nước, phân và xác chết, làm dịch bệnh lan rộng trong đàn.

Điều trị bệnh EMS trên tôm gặp nhiều khó khăn do tôm không có hệ miễn dịch đặc hiệu. Khi mắc bệnh, tôm thường bỏ ăn, khiến việc đưa thuốc vào cơ thể trở nên bất khả thi. Ngoài ra, vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus – tác nhân gây bệnh EMS – có khả năng kháng kháng sinh cao, càng làm cho việc điều trị dứt điểm trở nên khó khăn và kém hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh

Mặc dù nguyên nhân chính xác của bệnh EMS chưa được xác định, nhưng nó có thể liên quan đến một số loại độc tố như Vibrio parahaemolyticus.., và một số nguyên nhân gây ra bệnh :

  • Vibrio parahaemolyticus: Vi khuẩn này gây hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), tồn tại trong dạ dày tôm và có khả năng kháng kháng sinh.
  • Mối quan hệ giữa tôm, môi trường và mầm bệnh: Bệnh EMS là kết quả của sự tương tác giữa đối tượng nuôi (tôm), môi trường nuôi và mầm bệnh. Các yếu tố như di truyền, loài, giai đoạn sống và tình trạng không nhiễm bệnh của tôm đều góp phần vào sự phát triển của bệnh.
  • Môi trường và mật độ nuôi: Mật độ nuôi quá cao, môi trường căng thẳng và thay đổi thường xuyên làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Ô nhiễm do dư thừa thức ăn: Cho tôm ăn quá nhiều gây ô nhiễm nước, làm thay đổi các thông số hóa học và vật lý của môi trường nuôi, tạo điều kiện cho bệnh phát triển.
  • Lạm dụng kháng sinh: Sử dụng kháng sinh quá mức làm suy yếu hệ vi sinh đường ruột của tôm, tạo cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh.
  • Khử trùng ao nuôi: Việc sử dụng clo để khử trùng ao có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong môi trường, nhưng cũng làm giảm hiệu quả của các biện pháp kiểm soát bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh

Dấu hiệu nhận biết

Bệnh EMS trên tôm có thể biểu hiện qua các triệu chứng lâm sàng đặc trưng, thường xuất hiện trong giai đoạn đầu của quá trình nuôi. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu này là rất quan trọng để thực hiện biện pháp điều trị kịp thời.

  • Gan tụy nhợt nhạt: gan tụy của tôm bị teo, nhợt nhạt chuyển sang màu trắng hoặc vàng nhạt. Xuất hiện các vết đen hoặc đốm đen trên gan tuỵ.
  • Ruột tôm trống: Đường ruột bị đứt khúc, hoặc rỗng ruột không có thức ăn.
  • Tôm lờ đờ, chậm phát triển: Tôm có dấu hiệu lờ đờ, ít hoạt động, chậm phát triển, bỏ ăn và vỏ bị mềm.
  • Tỷ lệ chết tăng cao: Tỷ lệ chết có thể tăng nhanh, đặc biệt sau khoảng 10-20 ngày từ khi thả nuôi.

Biện pháp phòng ngừa

Khi bệnh EMS bùng phát ở tôm, các giải pháp được áp dụng nhưng không có giải pháp nào đảm bảo hiệu quả lâu dài. Một số biện pháp phòng ngừa và kiểm soát bệnh bao gồm:

  • Tăng cường đa dạng sinh học trong ao nuôi để tạo sự cân bằng hệ sinh thái.
  • Quản lý môi trường chặt chẽ, điều chỉnh pH, độ mặn, và nhiệt độ sao cho phù hợp với tôm.
  • Xét nghiệm vi khuẩn để phát hiện sớm mầm bệnh và áp dụng các biện pháp can thiệp kịp thời.
  • Sử dụng khử trùng hợp lý để bảo vệ hệ vi sinh vật trong ao mà không làm hại môi trường.
  • Kháng sinh chỉ nên sử dụng khi cần thiết và tránh lạm dụng để không gây hại cho hệ vi khuẩn tự nhiên của tôm.
  • Sửa đổi tập quán nuôi để giảm nguy cơ mắc bệnh, như sử dụng giống tôm khỏe mạnh và giảm mật độ nuôi.
  • Giảm căng thẳng cho tôm bằng cách sử dụng các giống tôm chịu mật độ cao và máy cho ăn tự động.
  • Kiểm tra sức khỏe tôm định kỳ để phát hiện bệnh sớm và ngăn chặn lây lan.
  • Xử lý sinh học qua việc sử dụng các vi sinh vật Bacillus để kiểm soát vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh.

Tổng quan về EMS/AHPNS

Bệnh EMS là một thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại nghiêm trọng về cả sản lượng lẫn doanh thu. Hi vọng qua bài viết trên, giúp người nuôi hiểu rõ nguyên nhân và đặc điểm của bệnh, để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa và kiểm soát kịp thời, giúp giảm thiểu tác động của dịch bệnh, góp phần duy trì sự ổn định và phát triển lâu dài cho ngành nuôi tôm.

Tham khảo sản phẩm cho tôm tại đây:

Mọi ý kiến đóng góp và thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH SHRIMPHARMAQUA

  • Địa chỉ: 79/22 Lê Thị Riêng, Thới An, Quận 12, TP.HCM
  • Hotline: 0828.39.3456 – 085.990.3456 – 082.275.3456
  • Website: nghenong.vn hoặc shrimpharmaqua.com 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Top sản phẩm được yêu thích

-20%

Sản phẩm dinh dưỡng

SUPER MIN

295.000 

Cung cấp khoáng phòng ngừa cong thân, đục cơ, kích lột,... Dung tích: 1 lít/chai

Chế phẩm sinh học

JETT BIO

319.000 

Vi sinh xử lý nước và đáy ao, hấp thu khí độc NH3, H2S, NO2,... Trọng lượng: 1 kg/gói

Chế phẩm sinh học

MICROZYME

149.000 

Enzyme tẩy nhớt bạt, xử lý đáy ao nuôi Trọng lượng: 1 kg/gói

Chế phẩm sinh học

MIRA BIO

439.000 

Vi sinh dạng viên giúp phân huỷ mùn bã hữu cơ, xử lý khí độc. Vi sinh xử lý nước và đáy ao, hấp thu khí độc NH3, H2S, NO2,... cắt tảo lam Trọng lượng: 500 gram/xô

Chế phẩm sinh học

NEOZYME

159.000 

Chuyên xử lý tẩy nhớt bạc, sạch đáy ao nuôi Xử lý ô nhiễm nhanh nhất Khống chế hết nhớt bạt Trọng lượng: 1 kg/gói

Chế phẩm sinh học

RYDER BIO

239.000 

Vi sinh xử lý nước, phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh đường ruột, phân trắng, phân lỏng,... Trọng lượng: 250 gram/gói

Chế phẩm sinh học

SKYE BIO

239.000 

Men vi sinh làm sạch nước, đáy ao chuyên dùng. Trọng lượng: 250 gram/gói

Chế phẩm sinh học

ZUMA BIO

249.000 

Vi sinh viên xử lý đáy ao, duy trì chất lượng nước ao nuôi Vi sinh xử lý nước và đáy ao: Bacillus Subtilis, Bacillus Licheniformis và enzyme Trọng lượng: 250 gram/gói